Grab mua lại Uber: Còn lại gì trong bức tranh taxi công nghệ?
Ngày 8/4/2018, người tiêu dùng Đông Nam Á nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã phải nói lời chào tạm biệt với Uber, khi ứng dụng đặt xe trực tuyến này bị chính “đối thủ truyền kiếp” là Grab mua lại. Không còn bóng áo xanh biển, đường phố bỗng nhiên bớt đi một phần nhộn nhịp. Bức tranh taxi công nghệ lại càng ảm đạm hơn, bởi thiếu mất một tay chơi lão luyện. Sự ra đi vội vã của Uber đồng thời để lại nhiều cơ hội và thách thức cho cả người tiêu dùng lẫn các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển khác.
Có thể bạn sẽ thích:
Toàn cảnh thương vụ lịch sử giữa GrabTaxi và Uber Đông Nam Á
Cùng ra mắt tại Việt Nam vào năm 2014, Grab và Uber đã đưa “cơn bão” taxi công nghệ đến thị trường nội địa, nơi mà dịch vụ taxi truyền thống vốn còn tồn tại nhiều bất cập. Tích hợp đa dạng tính năng hiện đại, ví dụ như xem trước quãng đường, cước phí, thông tin tài xế và hoàn thành giao dịch ngay trên điện thoại, các ứng dụng đặt xe trực tuyến này nhanh chóng nhận được sự ưu ái của khách hàng, đặc biệt là đối tượng người dùng trẻ. Đã có một thời gian dài, Grab và Uber luôn bị xem là mối đe doạ thường trực đến “miếng cơm manh áo” của dịch vụ vận chuyển truyền thống.
Cũng bởi chia sẻ nhiều đặc điểm tương đồng, việc cạnh tranh giữa hai thương hiệu này là chẳng thể nào tránh khỏi. Không có tiềm lực về cơ sở vật chất, Grab và Uber “thực chiến” bằng chính sách giá rẻ. Nếu Uber hoạt động mạnh mẽ tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng thì mạng lưới của Grab đã lan rộng đến nhiều tỉnh thành từ Nam chí Bắc.
Một cuộc chiến, dù có vẻ vang đâu, rồi cũng phải kết thúc. Ngày 26/03/2018, Grab chính thức thông báo mua lại toàn bộ hoạt động của Uber ở Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam. Như trong thoả thuận mua bán, Uber được nắm giữa 27.5% cổ phần của Grab. Ông Dara Khosrowshahi, CEO của Uber, cũng sẽ gia nhập đội ngũ lãnh đạo của Grab. Thương vụ sáp nhập đầy táo bạo này sẽ tạo bước đà để Grab phát triển thành ứng dụng di động O2O (Online-to-Offline) hàng đầu Đông Nam Á.
Tạm biệt Uber, quyền lợi của người tiêu dùng có bị ảnh hưởng?
Nhiều khách hàng nửa đùa nửa thật bảo rằng việc Grab mua lại Uber chẳng khác gì một cuộc hôn nhân sắp đặt và chỉ có người tiêu dùng là kẻ chịu thiệt. Chẳng còn Uber, Grab sẽ nhanh chóng giành thế độc quyền. Điều này cũng đặt dấu chấm hết cho mức giá thấp, dịch vụ nhanh chóng, tiện nghi và đặc biệt là những chương trình khuyến mãi mỗi tuần. Thế nhưng liệu quyền lợi của người dùng có bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực như bạn nghĩ?
Không lo thiết hụt phương tiện
Trao đổi với báo chí, đại diện thương hiệu khẳng định rằng tất cả đối tác của Uber đều được chào đón đến với Grab. Tài xế chỉ việc tải ứng dụng về điện thoại, cài đặt, nhập thông tin là có thể tham gia mạng lưới vận chuyển như bình thường. Việc này giúp cho mạng lưới lái xe Grab có khả năng tăng lên đến 78.000 phương tiện, cả xe ô tô lẫn xe máy. Bạn cứ yên tâm rằng mình có thể dễ dàng đón xe mọi lúc, mọi nơi với chi phí tiết kiệm nhé.
Đảm bảo giá tốt nhất cho người dùng
Cho đến nay, GrabTaxi vẫn chưa có công bố chính tức nào về thay đổi chính sách giá. Khi dùng dịch vụ GrabCar và GrabBike, giá của chuyến đi vẫn được tính dựa trên chiều dài quãng đường, cộng với phụ phí giờ cao điểm và lượng xe trong khu vực ( phí gia tăng). Nếu sử dụng dịch vụ taxi, khách hàng phải trả phí theo số tiền hiển thị trên đồng hồ của xe. Chi phí sẽ thay đổi tuỳ theo mức cước phí của từng hãng.
Duy trì chương trình khuyến mãi và mã giảm giá
Tin vui cho người yêu thích taxi công nghệ. Grab vẫn đang duy trì chính sách khuyến mãi và mã giảm giá hấp dẫn. Mỗi tuần, một hành khách có thể nhận được từ 5 đến 10 mã giảm giá, với mức chiết khấu từ 10.000 đồng đến tận 50.000 đồng, áp dụng cho dịch vụ tại mọi địa điểm mà đội ngũ áo xanh có mặt. Mách nhỏ nè: bạn có thể dễ dàng “săn” khuyến mãi và mã giảm giá Grab tại Saleduck Việt Nam đó.
Cam kết hoàn thiện ứng dụng di động Grab
Vấn đề cuối cùng mà khách hàng vẫn trăn trở chính là ứng dụng Grab thường gặp phải trục trặc kỹ thuật trong thời gian gần đây. Thực ra thì đó chỉ là “chuyện thường ở huyện”, khi ứng dụng chuyển giao công nghệ mới, bổ sung dữ liệu và nhận thêm lượng người dùng từ Uber. Đại diện thương hiệu khẳng định rằng hãng sẽ nhanh chóng khắc phục sự cố, nâng cấp ứng dụng di động nhằm mang đến trải nghiệm người dùng hoàn thiện nhất.
Các ứng dụng đặt xe trực tuyến khác tại Việt Nam
Không thích dùng ứng dụng GrabTaxi? Không thành vấn đề. Bạn vẫn có thể tham khảo các ứng dụng đặt xe trực tuyến khác tại Việt Nam để đa dạng hoá lựa chọn và tiết kiệm tối đa chi phí di chuyển.
- VATO: Ứng dụng di động hoàn toàn “made in Việt Nam”, do công ty Phương Trang phát triển và quản lý. Công ty Phương Trang cũng là một cái tên đình đám, trong lịch vực cung cấp dịch vụ xe đi tỉnh trên toàn quốc. Với danh tiếng của công ty mẹ và mức đầu tư ban đầu lên đến con số hàng triệu đô la Mỹ, nhiều người tin rằng VATO sẽ trở thành đối thủ đáng gờm của Grab trong tương lai gần. Ứng dụng có giao diện tương tự như Uber, tạo nhiều thuận lợi cho người dùng. Ngoài ra, bạn còn có thể trực tiếp trao đổi và trả giá với tài xế trên ứng dụng nữa đấy.
- Vinasun App: Giải thích một cách đơn giản, đây là nền tảng trực tuyến cho phép bạn gọi xe taxi Vinasun. Ứng dụng này là bước đi cương quyết của thương hiệu, trong việc cải thiện hình ảnh của taxi truyền thống trong lòng khách hàng. Khi sử dụng Vinasun App, bạn vẫn có thể xem trước quãng đường đi, mức cước phí, thông tin tài xế và phản ánh dịch vụ sau khi sử dụng.
- Taxi Group: Ưu điểm nổi bật của ứng dụng này là thường xuyên có mã giảm giá và chương trình tích luỹ tiền thưởng cho người dùng. Càng đi nhiều, càng có thưởng lớn. Nhanh nhanh tải và cài đặt ứng dụng Taxi Group ngay thôi!
- Ba Sao Taxi: Được thành lập từ năm 2004, cho đến nay, hãng Taxi Ba Sao đã sở hữu mạng lưới hơn 1000 xe. Bằng cách dùng ứng dụng di động, bạn có thể dễ dàng đặt xe taxi ở mọi lúc, mọi nơi với giá ưu đãi. Lưu ý là dịch vụ này chỉ mới có mặt ở Hà Nội thôi nhé!
- Mai Linh Car, Mai Linh Bike: Bên cạnh Vinasun, Mai Linh cũng là thương hiệu kỳ cựu trong giới taxi truyền thống. Không cần gọi điện đến tổng đài hoặc đứng vẫy xe, bạn vẫn có thể gọi được taxi Mai Linh chỉ trong ít phút, cùng ứng dụng Mai Linh Car. Trong khi đó, Mai Linh Bike cho phép người dùng gọi xe ôm, có chi phí tiết kiệm hơn và tiện lợi trong giờ cao điểm. Hiện nay, hai ứng dụng trên đã có mặt tại Google Play và App Store.